Thực Hư Về Chuyện Thuốc Giảm Cân Có An Toàn Hay Không?

Đối với những ai có mong muốn giảm cân hoặc giữ vững cân nặng, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cân nặng nghe có vẻ như là một giải pháp tuyệt vời. Các nhà sản xuất của các loại thực phẩm trên đã đưa ra rất nhiều lời hứa ngông cuồng về công dụng của thuốc, nhưng hầu hết các khẳng định ấy lại không được khoa học chứng minh. Thực chất, các loại thuốc cam kết sẽ giúp bạn giảm cân hoặc giảm mỡ có nguy cơ sẽ có hại cho sức khoẻ của bạn. Bất chất rủi ro của việc sử dụng thuốc giảm cân, nhu cầu sử dụng các loại thuốc này vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là đối với những người bị rối loạn ăn uống.

Theo tổ chức Eating Behaviors, hơn 50% những người được xếp vào triệu chứng rối loạn ăn uống đều sử dụng thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng thảo dược, hoặc thuốc kê đơn để giảm cân. Trừ khi bạn đang sử dụng thuốc giảm cân vì lý do y tế hợp pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, bạn có thể đang đưa bản thân vào nguy hiểm khi sử dụng các sản phẩm trên.

Vậy chính xác thì thuốc giảm cân là gì?

thuoc-giam-canẢnh: Pexels

Thuốc giảm cân là các loại bổ sung đường uống có thể thêm vào thực đơn hằng ngày. Không phải thực phẩm chức năng nào cũng có công dụng giúp bạn giảm cân. Thực phẩm chức năng có công dụng cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng cần thiết cho sức khoẻ con người để thay thế các thực phẩm thông thường. Thực phẩm bổ sung thường bao gồm:

  • Vitamin
  • Chất khoáng
  • Amino Acids
  • Enzyme
  • Sản phẩm từ thực vật/thảo dược
  • Chiết xuất

Nhiều người tìm đến thực phẩm bổ sung vì nhiều lý do khác nhau: để giảm hoặc tăng cân, để phục hồi lượng chất dinh dưỡng đã mất, để tăng cơ, hỗ trợ các chức năng vật lý như bổ mắt, cải thiện giấc ngủ, hoặc để tiếp thêm năng lượng.

Chỉ vì thuốc hỗ trợ giảm cân hoặc thực phẩm bổ sung giúp giảm cân được đóng gói trong bao bì bắt mắt được bán tại các cửa hàng thuốc gần nhà hoặc trên các trang mạng xã hội không có nghĩa là thực phẩm bổ sung này an toàn. Nhiều người tiêu dùng không biết được rằng các thực phẩm chức năng không được điều chỉnh bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) trừ khi sản phẩm có chứa thành phần mới.

Theo Đạo luật bổ sung chế độ ăn uống và giáo dục sức khỏe (DSHEA) năm 1994, nghĩa vụ của nhà sản xuất chính là chứng minh cho người tiêu dùng rằng sản phẩm này an toàn, và không phải nhà sản xuất nào cũng tuân theo yêu cầu trên. Nhiều nhà sản xuất bị buộc tội đưa ra các nhận định sai về sản phẩm của họ, thêm các thành phần y dược vào thực phẩm bổ sung hoặc sản xuất sản phẩm dưới điều kiện không an toàn

Vậy thuốc hỗ trợ giảm cân hoạt động như thế nào?

Ảnh: Pexels

Nếu bạn đang tìm một loại thực phẩm bổ sung giúp bạn giảm cân, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Các công ty phân phối các loại sản phẩm trên khẳng định rằng sản phẩm của họ sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả như:

  • Kiềm chế cảm giác thèm ăn (cây đậu xanh, phấn ong, thì là)
  • Làm bạn thấy no trước khi ăn (guar gum, psyllium)
  • Tăng tốc độ trao đổi chất (caffeine, guarana, synephrine, Vitamin B-complex)
  • Làm chậm quá trình sản xuất mỡ (Trà xanh, Acid Hydrocitric, hạt lanh)
  • Ngăn cơ thể không hấp thu chất béo từ thực phẩm bạn ăn (chondritin)

Thực phẩm bổ sung thường xuất hiện ở bất kỳ dạng nào có thể ăn được – từ dạng viên nang tới dạng bột, dạng lỏng, và trà. Một vài sản phẩm được khuyến nghị uống sau khi ăn, trong khi số khác thường được dùng để thay thế bữa ăn. Theo lý thuyết, thuốc ăn kiêng không kê đơn sẽ giúp bạn giảm cân bằng cách kích thích hệ trao đổi chất trong cơ thể, và cách cơ thể bạn sử dụng năng lượng. Thành phần chính của các sản phẩm như Dexatrim với chức năng hỗ trợ trao đổi chất chính là Caffeine, một chất kích thích thần kinh trung ướng có thể giúp bạn đốt mỡ qua 1 quá trình gọi là Sinh nhiệt. Nhưng rủi ro của việc sử dụng chất kích thích này lớn hơn những gì nó có thể mang lại.

Vì sao thuốc giảm cân lại nguy hiểm?

Một số thực phẩm bổ sung không có hại, và thậm chí một số có hiệu quả trong việc tạo cảm giác no, đốt mỡ, hoặc tăng hệ trao đổi chất. Nhưng một vài thành phần nổi tiếng trong các sản phẩm giảm cân đã bị cấm bởi FDA bởi vì các tác dụng phụ có hại như:

  • Tăng nhịp tim
  • Tăng huyết áp
  • Gây kích động
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Vấn đề về thận
  • Hư tổn gan
  • Chảy máu trực tràng

Ephedra – Bị cấm

Thành phần này từng được sử dụng rộng rãi trong các thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, thảo dược Ephedra đã bị cấm vào năm 2004 vì có bằng chứng rằng việc sử dụng Ephedra có thể gia tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Vào năm 2005, toà án cấp thấp hơn đã ra luật rằng ephedra có thể sử dụng với liều lượng nhỏ. Nhưng vào năm 2006, một tòa án phúc thẩm liên bang đã khôi phục lệnh cấm ban đầu của FDA rằng ephedra quá nguy hiểm để được sử dụng như là một loại thực phẩm bổ sung với bất kỳ liều lượng

Hydroxycut – Bị thu hồi và bị cấm

Một vài sản phẩm hỗ trợ giảm cân có thể gây tổn hại nặng nề đến gan, thận, và các cơ quan nội tạng khác. Sản phẩm có chứa Hydroxycut đã bị cấm và bị thu hồi vào năm 2009 bởi có nhiều báo cáo về phản ứng của người tiêu dùng đối với thuốc, bao gồm viêm gan và vàng da. Một người tiêu dùng đã sử dụng thuốc giảm cân và đã tử vong, một người khác cần phải ghép thận.

Fen-Phen – Bị thu hồi

Fenfluramine, một trong 2 thành phần hoạt tính trong thuốc hỗ trợ giảm cân Fen-Phen, bị thu hồi vào cuối những năm 1990 sau khi thuốc này gây nên nhiều trường hợp ảnh hưởng đến tim mạch và phổi. Phentermine, một thhafnh phần chính khác của Fen-Phen, vẫn được kê đơn trong vài trường hợp để giảm cân, nhưng chỉ nên được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và được kê đơn thuốc rõ ràng.

Meridia – Rút khỏi thị trường

Sibutramine, một loại thuốc kê đơn tên Meridia, bị rút khỏi thị trường vào năm 2010 sau khi một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim. Theo Viện Y Tế Quốc Gia, sibutramine từng được kê đơn như là một chất làm giảm tình trạng thèm ăn và quản lý cân nặng. Tuy nhiên, nhà sản xuất tự nguyện dừng sản xuất sau khi có bằng chứng rằng Meridia làm tổn thương đến hệ tim mạch.

Làm thế nào để biết thành phần bạn đang uống gồm có những gì?

Một trong những rủi ro lớn nhất của việc dùng thuốc giảm cân không kê đơn chính là bạn không thể chắc chắn về thành phần chứa trong thực phẩm. Bởi vì FDA không kiểm chứng tất cả các sản phẩm hỗ trợ giảm cân nên không bảo đảm được rằng mỗi thành phần trong thực phẩm bổ sung là an toàn. FDA duy trì một danh sách các sản phẩm giảm cân bị nhiễm độc để người tiêu dùng có thể biết về những sản phẩm họ nên tránh xa. Bởi vì các nhà sản xuất sẽ không liệt kê các thành phần trên lên bìa sản phẩm, người tiêu dùng sẽ không thể nào biết được rằng họ đang tiêu thụ các sản phẩm như:

  • Sibutramine: Thuốc giảm cân đã rút khỏi thị trường vì làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim và đột quỵ
  • Rimonabant: Một chất ức chế cảm giác thèm ăn không được chấp nhận sử dụng ở Hoa Kỳ
  • Phenytoin: Một loại thuốc chống động kinh

FDA đã ra cảnh báo với những người tiêu dùng không mua các thực phẩm hỗ trợ giảm cân trong danh sách bị cấm trên. Tuy nhiên, tổ chức không kiểm tra tất cả các sản phẩm mới trên thị trường. Vì vậy, cách tốt nhất để giữ an toàn cho chính bản thân chính là hỏi ý kiển của chuyên gia sức khoẻ trước khi bạn sử dụng bất kì các loại thuốc giảm cân nào.

Lạm dụng thuốc giảm cân là như thế nào?

Ảnh: Pexels

Một người đang bị rối loạn ăn uống có thể sẽ không quan tâm đến sự nguy hiểm của thuốc giảm cân. Họ có thể đã quá chú trọng vào việc giảm cân và không quan tâm đến những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong sự nỗ lực đến ám ảnh để giảm cân, một người đang bị biếng ăn hoặc ăn uống không ngừng thường sẽ lạm dụng thực phẩm bổ sung theo các cách sau:

  • Sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến nghị
  • Sử dụng thuốc không được khuyến nghị đối với những người có cân nặng bình thường hoặc nhẹ hơn cân nặng khuyến nghị
  • Sử dụng thuốc kê đơn nhưng không có sự giám sát của bác sĩ
  • Kết hợp nhiều chất kích thích giảm cân với nhau
  • Kết hợp thuốc giảm/tăng cân với thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu
  • Kết hợp thuốc giảm/tăng câng với các chất kích thích cấm như ma tuý đá hoặc ma tuý

Sử dụng quá liều thuốc giảm cân hoặc kết hợp các loại thực phẩm bổ sung có thể cực kỳ nguy hiểm. Sử dụng quá liều các sản phẩm kích thích có thể khiến huyết áp tăng cao, đẩy bạn gần hơn với nguy cơ đau tin hoặc đột quỵ. Sử dụng thực phẩm ngăn chặn chất béo cùng với thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu có thể gây tiêu chảy, mất nước, và mất cân bằng chất điện giải. Lạm dụng sản phẩm có khả năng gây tổn thương đến gan hoặc thận chỉ làm tăng thêm khă năng bị suy nội tạng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Có thuốc giảm cân nào an toàn không?

Trong một số trường hợp, thuốc giảm cân hoặc thực phẩm chức năng có thể là một phần hữu ích của chương trình phục hồi chứng rối loạn ăn uống. Hãy chỉ sử dụng thực phẩm hỗ trợ chỉ khi được khuyến nghị bởi bác sĩ, chuyên gia.