Stress Oxy Hoá – Gốc Tự Do – Chất Chống Oxy Hoá Là Gì?

Tổng quan

Stress Oxy Hoá là một sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hoá trong cơ thể. Gốc tự do là phân tử chứa oxy với lượng electrons không đồng đều. Chính sự không đồng đều này khiến chúng dễ dàng tương tác với các phần tử khác. Gốc tự do có thể gây ra một chuỗi phản ứng hoá học trong cơ thể cũng chính bởi vì sự dễ tương tác ấy. Quá trình này được gọi là oxy hoá. Chúng có thể có hại hoặc có lợi.

Chất chống oxy hoá là các phần tử có thể trao một electron cho một gốc tự do mà không khiến chúng mất cân bằng. Điều này giúp gốc tự do ổn định và ít hoạt động hơn.

Hãy cùng LCUK tìm hiểu xem Stress Oxy Hoá ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào và cách giải quyết cũng như phòng ngừa sự mất cân bằng này.

Ảnh hưởng của Stress Oxy Hoá đến cơ thể

Quá trình oxy hoá là quá trình tự nhiên và cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, stress oxy hoá xảy ra khi có sự mất cân bằng hoạt động giữa gốc oxy hoá và chất chống oxy hoá. Khi hoạt động đúng cách, gốc tự do có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

stress-oxy-hoaẢnh: Otiv

Khi số lượng gốc oxy hoá hiện hữu nhiều hơn lượng chất chống oxy hoá có thể cân bằng, những gốc tự do này có thể bắt đầu làm tổn thương các mô mỡ, DNA, và protein trong cơ thể. Proteins, Lipids, và DNA chiếm một phần lớn trong cơ thể, vì vậy, thương tổn do GTD gây ra có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Bao gồm:

Stress Oxy Hoá còn tác động vào quá trình lão hoá.

Yếu tố tiềm ẩn gì?

Ai trong chúng ta cũng sản xuất ra GTD tự nhiên trong cơ thể thông qua các quá trình như vận động hoặc bị viêm nhiễm. Đây là điều bình thường và là hệ thống tự nhiên của cơ thể để giúp chúng ta khoẻ mạnh.

Nhưng bạn cũng có thể tiếp xúc với các GTD trong môi trường bên ngoài như:

  • Tầng Ozone
  • Một số loại thuốc trừ sâu và tẩy rửa nhất định
  • Khói thuốc lá
  • Bức xạ
  • Ô nhiễm

Chế độ ăn uống nhiều đường, mỡ, và cồn cũng có thể gây nên sự sản sinh GTD

Cách giải quyết và ngăn ngừa SOH

Bạn sẽ không thể nào tránh hoàn toàn sự tiếp xúc giữa GTD và SOH. Tuy nhiên, có những điều bạn có thể làm để hạn chế ảnh hưởng của SOH đến cơ thể. Điều tốt nhất bạn có thể và nên làm là tăng lượng chất chống oxy hoá trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành chất chống oxy hoá.

Một các để ngăn ngừa SOH chính là đảm bảo bạn tiêu thụ đủ lượng chất chống oxy hoá trong thực đơn hằng ngày. Ăn những loại trái cây và rau xanh là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể những gì cơ thể cần để sản sinh chất chống oxy hoá. Một vài ví dụ cho những thực phẩm này là:

  • Dâu
  • Cherries
  • Trái cây họ cam quýt
  • Mận khô
  • Rau có màu xanh đậm

Ví dụ khác của một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hoá bao gồm:

  • Cá và hạt
  • Vitamin E
  • Vitamin C
  • Nghệ
  • Trà xanh
  • Tỏi

Siêu Thực Phẩm Bột Đỏ No.15 RED SUPERFRUITS chứa 15 loại trái cây tươi đến từ Anh Quốc được hoàn chỉnh độc quyền với số lượng 10,000 ORAC units (Chỉ số đo lượng khả năng hấp thụ Gốc Tự Do – Oxygen Radical Absorbance Capacity) cho mỗi phần uống, có sức chống oxy hóa mạnh nhất cũng như đào thải độc tố mạnh nhất.

Sản phẩm là sự kết hợp độc quyền  giàu polyphenol và các hợp chất chống oxy hoá tự nhiên khác. Thêm vào đó, sản phẩm còn cung cấp những loại Vitamin E, C, A cùng các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ.

Thêm vào đó, cách sống lành mạnh cũng là một sự lựa chọn để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu SOH:

  • Chế độ tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên: Điều này có liên quan đến lượng chất chống oxy hoá tự nhiên cao hơn và giảm thiểu tổn thương gây ra bởi SOH. Thường xuyên tập thể dục đã được chứng minh có liên quan đến tuổi thọ cao hơn, ít ảnh hưởng lão hoá và giảm nguy cơ ung thư và bệnh tật.
  • Không hút thuốc: Tránh tiếp xúc với hút thuốc thụ động.
  • Hãy thận trọng với hoá chất: Điều này bao gồm cả hoá chất lau chùi, tránh tiếp xúc với các tia bức xạ không cần thiết, và đặc biệt chú ý với các nguồn tiếp xúc với hoá chất khác, như là thuốc trừ sâu sử dụng trong thực phẩm hoặc làm vườn.
  • Có ý thức hơn về môi trường: Các sáng kiến những việc làm thân thiện với môi trường như đi nhờ xe giúp hạn chế sự sản sinh GTD cho bạn và cộng đồng của bạn.
  • Bôi kem chống nắng: Kem chống nắng ngăn tia UV làm tổn thương đến làn da.
  • Giảm lượng cồn tiêu thụ
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong mọi hệ thống trong cơ thể. Chức năng não bộ, sản sinh hormones, chất chống oxy hoá và cân bằng GTD, và nhiều điều khác cũng bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ.
  • Tránh ăn nhiều hơn lượng cần thiết: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều hơn mức cần thiết và ăn liên tục sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái SOH thường xuyên hơn khi các bữa ăn có khoảng cách hợp lý, và ăn lượng vừa đủ.

Tóm lại

Trong khi GTD và chất chống OH làm một chức năng tự nhiên và khoẻ mạnh của cơ thể, Stress oxy hoá xảy ra khi gốc tự do và chất chống oxy hoá mất cân bằng. SOH có thể gây ra tổn thương đến nhiều tế bào, điều có thể gây ra một số loại bệnh.

Tuy rằng bạn sẽ không thể tránh tiếp xúc với GTD, bạn có thể chọn lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, và môi trường để giúp giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng và giảm tổn thương và bệnh tật

Nguồn: Healthline