Một giấc ngủ tốt có thể mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho bạn. Một giấc ngủ sẽ cho cơ thể nghỉ ngơi và cung cấp năng lượng và có thể tác động tích cực đến tâm trạng của một người. Một lợi ích khác được biết đến đó chính là giấc ngủ giúp da đẹp hơn.
Mặc dù cụm từ “giấc ngủ đẹp” khá phổ biến nhưng có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy giấc ngủ chất lượng có nghĩa là vẻ đẹp hình thể. Khoảng cách về kiến thức này có thể một phần là do tính chủ quan của vẻ đẹp và sự hấp dẫn vì tiêu chuẩn sắc đẹp khác nhau giữa các nền văn hóa và giữa các cá nhân.
Hãy cùng LCUK tìm hiểu sự thật đằng sau cụm từ “giấc ngủ đẹp” và bàn về những lợi ích cho vẻ bề ngoài của giấc ngủ.
Khoa học đằng sau “Giấc ngủ đẹp”
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phục hồi cơ thể, từ não bộ đến quá trình trao đổi chất và thậm chí về da. Có rất nhiều quá trình phục hồi diễn ra trong lúc ngủ, bao gồm:
- Gia tăng sản xuất hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá trình tăng cơ và tái tạo tế bào
- Quá trình sản xuất hormones ngăn ngừa bệnh tật và chống viêm
- Sự hình thành và duy trì những con đường dẫn đến não bộ liên quan đến khả năng học tập và trí nhớ
Những quá trình này có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn.
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài như thế nào?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần, và vẻ bề ngoài của một người. Những chuyên gia khuyến nghị rằng người trưởng thành nên ngủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết những người lớn đều không ngủ đủ lượng thời gian khuyến nghị với cuộc sống bận rộng ngày nay. Tuy nhiên, ngủ không đủ có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn đến làn da, môi, và mắt, bao gồm:
- Da nhợt nhạt hơn
- Nếp nhăn và vết chân chim quanh vùng miệng
- Khoé miệng bị xệ
- Xệ mí mắt
- Mắt đỏ và sưng
- Quầng thâm mắt
Lợi ích tiềm ẩn của giấc ngủ ngon
Trong lúc ngủ, cơ thể bạn sẽ trải qua quá trình tự sửa chữa và hồi phục. Một vài quá trình sẽ ảnh hưởng đến một vài yếu tố vẻ bề ngoài, bao gồm tóc và móng. Ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể mang lại kết quả mong muốn ở những vùng sau đây.
GIảm nếp nhăn
Một lợi ích tiềm năng của giấc ngủ có thể làm giảm nếp nhăn. Làn da được cấu tạo từ nhiều protein, như collagen và elastin, điều khiến làn da căng và dẻo dai. Nghiên cứu tìm ra rằng hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nếu ngủ không đủ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và độ khoẻ của sợi collagen. Việc này dẫn đến sức khoẻ của làn da bị giảm sút và gây ra nếp nhăn.
Ngủ không đủ giấc có liên qua đến các nếp nhăn, vếp chân chim. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm ra rằng các nếp nhăn sẽ xuất hiện chỉ sau khi những người tham gia thiếu ngủ 1 ngày. Độ đàn hồi da và khả năng phục hồi da cũng bị thuyên giảm đáng kể.
Sẽ cần thêm nhiều nguyên cứu để xác định rõ việc thiếu ngủ sẽ tác động như thế nào trong việc tăng nếp nhăn và giấc ngủ có thể hạn chế hoặc giảm nếp nhăn như thế nào.
Làm đẹp làn da
Ngủ đủ giấc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một làn da khoẻ đẹp. Đồng hồ sinh học không chỉ điều chỉnh đồng hồ sinh học và bảo cơ thể biết khi nào đã đến giờ đi ngủ, nhưng còn điều chỉnh chức năng bộ phận cơ thể, trong đó bao gồm làn da.
Vào ban đêm, da có lưu lượng máu cao nhất, điều này sẽ tăng nhiệt độ cơ thể và giúp phục hồi làn da hư tổn nặng. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng thời gian đỉnh điểm để cơ thể sửa chữa các tế bào da bị tổn thương do tiếp xúc với ánh mặt trời là vào buổi sáng sớm.
Cả ngủ không đủ giấc và đi ngủ muộn đều có liên quan đến những thay đổi không mong muốn trên làn da. Lột da, mất nước đã được quan sát thấy ở những người tham gia nghiên cứu về tình trạng thiếu ngủ. Đi ngủ muộn có liên quan đến việc da thiếu nước do thiếu nước và tăng tiết chất nhờn, có thể dẫn đến một số loại mụn trứng cá.
Giảm quầng thâm
Quầng thâm dưới mắt thường báo hiệu tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi. Tuy nhiên, bằng chứng hiện tại về việc làm đẹp khi ngủ giúp giảm quầng thâm còn hạn chế
Một số yếu tố có liên quan đến quầng thâm, còn được gọi là chứng tăng sắc tố quanh ổ mắt. Những người có làn da sẫm màu hơn hoặc có tiền sử gia đình có quầng thâm dưới mắt có thể có nhiều khả năng gặp phải quầng thâm hơn. Những người khác có thể có làn da mỏng tự nhiên hoặc da lỏng lẻo, chảy xệ dưới mắt khiến sự thay đổi màu da trở nên dễ nhận thấy hơn.
Tóc chắc khoẻ hơn
Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến vẻ ngoài và độ chắc khỏe của tóc. Thói quen ngủ không tốt có thể gây căng thẳng cao cho cơ thể, dẫn đến việc giải phóng hormone gây căng thẳng, cortisol. Khi nồng độ cortisol tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra nhiều dầu nhờn hơn, kể cả ở chân tóc. Việc sản xuất dầu tăng lên có thể dẫn đến tóc nhờn.
Căng thẳng, bao gồm cả căng thẳng do thiếu ngủ, cũng có thể gây rụng tóc. Thông thường, tóc mọc theo chu kỳ lặp lại với ba giai đoạn: mọc, thoái hóa và rụng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sản xuất quá nhiều hormone gây căng thẳng sẽ làm gián đoạn chu kỳ này và ngăn cản giai đoạn tăng trưởng xảy ra sau giai đoạn suy thoái.
Mẹo để có được giấc ngủ đẹp hơn
Vệ sinh giấc ngủ là tập hợp các thói quen và/hoặc hành vi có thể cải thiện giấc ngủ. Để có được giấc ngủ ngon hơn và tất cả những lợi ích đi kèm với nó, điều quan trọng là phải thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt.
- Giữ lịch trình ngủ đều đặn: Thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm cố định mỗi ngày, kể cả cuối tuần, để đảm bảo lịch trình ngủ của bạn không bị gián đoạn.
- Tạo môi trường ngủ chất lượng: Môi trường ngủ tốt là môi trường yên tĩnh, tối và được giữ ở nhiệt độ mát mẻ. Các phụ kiện làm giảm tiếng ồn và ánh sáng gây xao lãng, chẳng hạn như nút bịt tai hoặc rèm cản sáng, có thể giúp tạo không gian thoải mái cho giấc ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và dễ ngủ hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ để nhịp tim không tăng cao trước khi đi ngủ.
- Thư giãn vào buổi tối: Thói quen yên tĩnh vào ban đêm có thể giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Cân nhắc các hoạt động thư giãn như tắm hoặc đọc sách.
- Bỏ đồ điện tử: Một giờ trước khi đi ngủ, tránh các thiết bị như điện thoại di động, TV, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị như vậy trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ.
- Tránh nằm trằn trọc trên giường vào ban đêm: Nếu bạn không thể ngủ được sau 20 phút nằm trên giường, hãy chuyển sang phòng khác và thực hiện một hoạt động êm dịu, yên tĩnh cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.