Face Mapping: Mụn Tiết Lộ Điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn

Face Mapping là gì?

Các vị trí nổi mụn không phải là chuyện tình cờ

Nguyên nhân gây ra mụn

Face-Mapping

Mặc dù có nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt ở ngoài thị trường, ta đều đồng ý rằng các nốt mụn không thể được giải quyết chỉ bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang hay sản phẩm chấm mụn – mặc dù quảng cáo có thể trông thuyết phục đến thế nào đi chăng nữa. Mặc dù hầu hết mọi người đều sẽ mặc định rằng mụn gây ra là do lỗ chân lông bị tắc hoặc mất cân bằng nội tiết tố, các nốt mụn ở các vùng cụ thể có thể chỉ ra các vấn đề về sức khỏe mà chỉ có thể hết khi vấn đề được giải quyết.

Phương pháp kiểm tra sức khỏe của con người thông qua các vùng mụn trên khuôn mặt còn được gọi là Face Mapping, và phương pháp này được áp dụng hàng ngàn năm về trước, vào thời Trung Hoa cổ. Mặc dù kỹ thuật của phương pháp này đã phát triển theo thời gian, nhưng cái cốt lõi vẫn được giữ nguyên: bằng cách xem các nốt mụn của bạn ở đâu, bạn có thể biết được các vấn đề sức khỏe đang tiềm tàng trong cơ thể, từ đó tìm cách để giải quyết vấn đề từ trong ra ngoài. Đương nhiên, đôi lúc bạn không thể nào tránh khỏi tình trạng mụn bất kể bạn có làm gì, vì vậy, việc học cách điều trị các loại mụn là rất quan trọng.

Chúng tôi cùng với bác sĩ Roshini Raj, nhà đồng sáng lập TULA và một bác sĩ tiêu hóa, phân ra các vùng mụn quen thuộc có thể báo cho bạn biết vấn đề sức khỏe của bạn là gì. Hãy nhớ rằng face mapping không chính xác là một môn khoa học, vì vậy đừng cho rằng 1-2 nốt mụn trên các vùng được nêu trên có nghĩa rằng bạn đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá mãn tính thường xuyên xuất hiện ở cùng một khu vực mà không có dấu hiệu nhú, bạn có thể cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra.

“Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, và nhiều người không nhận ra các tác nhân bên trong – từ bạn ngủ bao nhiêu tiếng một ngày đến việc hít thở – có thể ảnh hưởng đến cấu trúc da của bạn. Một làn da đẹp sẽ bắt nguồn từ cả cách bạn chăm sóc da và cơ thể.” – Raj

Vùng trán

Hệ tiêu hóa không tốt và stress thường là nguyên nhân dẫn đến mụn ở vùng trán. Để thải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa, hãy ngưng sử dụng các thức uống có caffeine và các thức uống đã qua chế biến, thay vào đó, hãy uống nước lọc. Theo như bác sĩ Raj, “Uống ít nhất trước 7 tiếng vào ban đêm, uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm mụn ở vùng trán. Mụn cũng có thể do các tác nhân bên ngoài: Hãy cố gắng để mũ và tóc xa vùng trán để tránh ma sát và các sản phẩm chăm sóc tóc không gây bít lỗ chân lông.”

Vùng má

Mụn gần đỉnh má thường liên quan đến vấn đề hô hấp, vì vậy nếu bạn thường ra đường hoặc lái xe, bạn nên chăm sóc, rửa mặt kĩ lưỡng hơn. “Hãy đảm bảo rằng không khí ở trong nhà sạch sẽ: hãy sử dụng máy lọc không khí hoặc một vài cây có công dụng lọc không khí. Bạn có thể không nhận ra, nhưng có rất nhiều thứ tiếp xúc với má của bạn mỗi ngày. Vì vậy, dọn các đồ vật xung quanh bạn có thể giúp hạn chế mụn ở má,” bác sĩ Raj khuyên.

Mụn ở má dưới thường cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhưng vi khuẩn trên bề mặt cũng là một thủ phạm lớn. Đảm bảo thường xuyên vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da mặt của bạn một cách nhất quán, tức là điện thoại di động, cọ trang điểm và áo gối.

Vùng chữ T

Vùng chữ T gồm vùng từ chân mày xuống tới vùng mũi và cằm. Mụn ở vùng này gây ra bởi sự mất cân bằng đường tiêu hóa hoặc là dị ứng với thực phẩm. “Một vài chuyên gia khuyến nghị nên cắt giảm sữa, thịt đỏ và thức ăn nhanh và ăn nhiều rau xanh để cải thiện cấu trúc da vùng chữ T. Có nhiều tuyến dầu ở vùng chữ T hơn là các vùng khác trên gương mặt, điều này khiến cho vùng này dễ lên mụn hơn các nơi khác. Hãy sử dụng các sản phẩm rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da mặt với công dụng làm sạch lỗ chân lông.”

Mụn ở vùng mũi thường liên quan đến vấn đề gan hoặc thận, vì vậy mũi mọc mụn đỏ ửng hoặc mụn mũ có thể do huyết áp cao hoặc rối loạn chức năng gan. Hãy cắt giảm những giờ vui vẻ sau giờ làm việc và không tiêu thụ các món ăn quá cay.

Vùng cằm

Mụn vùng cằm cho thấy tác nhân gây ra mụn mà ta biết rõ nhất: Mất cân bằng lượng hormone. Raj khuyên, “Hãy điều chỉnh lại giấc ngủ và chế độ ăn uống, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục có mụn ở cằm, hãy đi khám bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phụ khoa để xem liệu thuốc tránh thai hoặc spironolactone có phù hợp hay không.” Trà bạc hà hoặc uống thực phẩm bổ sung Omega-3 là lựa chọn tốt nhất điều hòa lại hormones. Thêm vào đó, hãy chắc rằng bạn không chống tay lên cằm hoặc chạm vào da thường xuyên

Lưng, tay và đùi

Sự thay đổi hormone và gene thường là nguyên nhân gây mụn ở lưng, tay, và đùi, vì vậy rất khó để kiểm soát mụn ở vùng này. Thêm vào đó, vải ẩm thấm mồ hôi tiếp xúc với da có thể gây kích ứng da. Theo Raj, “Áp lực lên vùng lưng từ việc mang ba lô hoặc đeo ví có thể tạo nên ma sát và gây mụn. Mặc đồ sạch và không quá bó. Hãy cẩn thận khi chọn sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng, nước xả vải và kem chống nắng. Hãy tìm các sản phẩm chống gây tắc nghẽn lỗ chân lông như dầu tự nhiên.”

Quần áo bằng vải cotton luôn phải được kiểm tra các đường may có thể gây kích ứng, cũng như các hình thêu hoặc nhãn bị che giấu. Nếu mụn vẫn còn, hãy cân nhắc chuyển sang các loại sợi khác nhau; bông thực sự có thể hấp thụ các hóa chất gây kích ứng từ quá trình sản xuất và gây ra mụn ở những người có làn da nhạy cảm. Mụn trứng cá ở chân và cánh tay cũng thường bị nhầm lẫn với phát ban, bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm nang lông, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nếu vấn đề vẫn tiếp diễn.