
10 cách để quản lý căng thẳng tốt hơn.
1.Quản lý căng thẳng bằng tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để thư giãn cơ thể và tâm trí. Thêm vào đó, tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, bạn phải tập thể dục thường xuyên để nó có hiệu quả.
Vậy, bạn nên tập thể dục bao lâu và bao nhiêu mỗi tuần?
Tập những bài tập vừa và nhẹ như đi bộ nhanh 2 tiếng 30 phút hoặc 75 phút hoặc 75 phút tập những bài cường độ cao như bơi lội, chạy bộ, hoặc những môn thể thao khác.
2. Quản lý căng thẳng bằng cách giãn cơ
Khi bạn căng thẳng, cơ của bạn cũng sẽ căng hơn thường ngày. Bạn có thể tự giúp thư giãn cơ và cơ thể bằng cách:
- Giãn cơ
- Mát xa
- Tắm nước nóng
- Ngủ một giấc thật ngon
3. Quản lý căng thẳng bằng việc hít thở sâu
Hãy dừng lại và hít một vài hơi thật sâu, có thể giúp rủ bỏ áp lực của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ bất ngờ thấy tốt hơn rất nhiều khi bạn làm chủ được điều đó. Hãy làm theo 5 bước sau:
- Hãy ngồi ở một tư thế thoải mái. Đặt tay lên đùi và bỏ chân lên sàn, hoặc bạn có thể nằm xuống.
- Nhắm mắt lại
- Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi thật thư giãn. Đó có thể là bãi biển, một bãi cỏ xanh rì, hoặc ở bất cứ nơi nào cho bạn cảm giác yên bình
- Hãy từ từ hít thật thật sâu
- Hãy thực hiện trong khoảng 5 đến 10 phút
4. Quản lý căng thẳng với chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống điều độ, cân bằng sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn. Nó có thể giúp bạn kiểm soát tâm trạng. Một chế độ ăn uống lành mạnh nên có rau, trái cây, hạt nguyên cám, và protein để nạp năng lượng. Bạn không nên bỏ bữa vì điều đó không tốt cho sức khoẻ và sẽ khiến tâm trạng bạn không tốt, điều có thể khiến bạn thêm căng thẳng.
5. Quản lý căng thẳng bằng cách sống chậm lại
Cuộc sống hiện đại rất bận rộn, và đôi lúc, điều bạn cần làm là sống chậm lại và thư giãn đôi chút. Có một số cách để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Ví dụ như:
- Đặt đồng hồ sớm hơn 5 đến 10 phút. Bằng cách đó, bạn có thể di chuyển hay làm mọi việc sớm hơn để tránh căng thẳng từ việc đến trễ
- Chia nhỏ công việc lớn thành những công việc nhỏ hơn.
6. Quản lý căng thẳng bằng việc nghỉ ngơi
Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để tâm trí của bạn dứt ra khỏi những căng thẳng thường ngày. Nếu bạn là một người thích đặt mục tiêu, điều này có thể sẽ hơi khó khăn cho bạn lúc đầu. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để thư giãn:
- Thiền
- Yoga
- Taichi
- Cầu nguyện
- Nghe bài nhạc yêu thích
- Dành nhiều thời gian ở ngoài thiên nhiên
7. Dành thời gian cho sở thích để quản lý căng thẳng
Bạn nên dành thời gian cho những điều bạn thích. Hãy cố thực hiện ít nhất 1 điều khiến bạn cảm thấy tốt hơn, và nó sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng tốt hơn. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian, chỉ cần dành 15 đến 20 phút
8. Quản lý căng thẳng bằng việc nói về vấn đề của bạn
Nếu có những việc đang làm phiền bạn, nói về vấn đề đó có thể giúp hạn chế căng thẳng của bạn. Bạn có thể nói chuyện với thành viên trong gia đình, bạn bè, bác sĩ, hoặc một Bác sĩ tâm lý trị liệu.
Thậm chí bạn có thể nói chuyện với bản thân. Nhưng để việc tự nói chuyện với bạn có hiệu quả, bạn phải chắc chắn rằng đó những suy nghĩ tích cực. Vì vậy, hãy nghe thật rõ những điều bạn đang nói hay nghĩ khi bạn đang căng thẳng. Nếu bạn đang có một suy nghĩ không mấy tích cực, hãy cố gắng để thay đổi điều đó. Thay vì nhìn một cái ly nửa vơi, hãy nhìn nó với hình ảnh một chiếc ly nửa đầy.
9. Quản lý căng thẳng bằng việc buông thả hơn với bản thân
Hãy chấp nhận rằng đôi lúc bạn sẽ không thể nào làm một việc hoàn hảo cho dù bạn đã cố gắng hết sức. Bạn không thể kiểm soát mọi thứ bạn làm trong cuộc sống. Vì vậy, hãy giúp bản thân và đừng suy nghĩ quá nhiều. Đừng bỏ qua khiếu hài hước của bạn. Một nụ cười sẽ có thể giúp bạn thư giãn hơn nhiều.
10. Quản lý căng thẳng bằng việc loại bỏ các yếu tố khiến bạn căng thẳng
Tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây căng thẳng lớn nhất trong cuộc sống của bạn. Đó có phải là công việc của bạn, đường đi làm, bài tập ở trường của bạn không? Nếu bạn có thể xác định chúng là gì, hãy xem liệu bạn có thể loại bỏ chúng khỏi cuộc sống của mình hay ít nhất là giảm thiểu chúng.
Nếu bạn không thể xác định nguyên nhân chính khiến mình căng thẳng, hãy thử viết nhật ký về căng thẳng. Ghi lại thời điểm bạn trở nên lo lắng nhất và xem liệu bạn có thể xác định được một khuôn mẫu nào không, sau đó tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố kích hoạt đó.